Tổng hợp các bệnh xương khớp thường gặp và biện pháp điều trị thích hợp

 Các bệnh về xương khớp đang một ngày càng phổ biến. Không chỉ ở người già, mà ở ngay người trẻ vấn đề về xương khớp cũng đang có giấu hiệu gia tăng. Trong bài viết này chúng tôi sẽ tổng hợp các bệnh xương khớp thường gặp và biện pháp điều trị thích hợp. 

1. Vai trò của tế bào sụn khớp

Sụn là mô liên kết mềm dẻo tham gia vào cấu tạo bộ xương, đóng vai trò như lớp đệm bảo vệ, giúp giảm chấn động và tránh sự cọ xát giữa hai đầu xương khi khớp cử động. Phần sụn trong che phủ đầu xương trở thành sụn khớp. 

Mặc dù có vai trò quan trọng như vậy nhưng sụn lại không chứa mạch máu hay dây thần kinh nên không được máu nuôi trực tiếp. Chúng chỉ có thể tiếp nhận dinh dưỡng thẩm thấu nhờ tổ chức xương dưới sụn, màng hoạt dịch, dịch khớp. Vì thế, sụn rất dễ bị thoái hóa âm thầm theo thời gian mà không có dấu hiệu nào.

Viêm khớp dạng thấp là gì?

Viêm khớp dạng thấp là gì?

Viêm khớp dạng thấp hay còn gọi là viêm đa khớp dạng thấp. Đây là một bệnh lý xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các mô chính trong cơ thể, gây nên tình trạng viêm (đỏ, sưng) dẫn đến đau, xơ cứng và sưng khớp. Chủ yêu là ở khớp tay, khớp lưng, khớp bàn chân và khớp gối. 

Phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp hiện nay là gì?

Để cải thiện triệu chứng viêm, giảm đau, duy trì khả năng vận động, người ta sử dụng các thuốc kháng viêm không steroid (KVKS- NSAIDs).
Các thuốc kháng viêm ức chế chọn lọc COX 2: Celecoxib: 200mg, uống 1 đến 2 lần mỗi ngày; Meloxicam: 15 mg tiêm (chích) bắp hoặc uống ngày một lần; Etoricoxib: 60 – 90 mg, ngày uống một lần.
Các thuốc kháng viêm ức chế không chọn lọc:  Diclofenac: uống hoặc tiêm bắp: 75mg x 2 lần/ngày trong 3 – 7 ngày. Sau đó uống: 50 mg x 2 – 3 lần/ ngày trong 4 – 6 tuần. Brexin (piroxicam + cyclodextrin) 20mg uống hàng ngày. 

Điều trị cơ bản bằng các thuốc chống thấp

Điều trị cơ bản bằng các thuốc chống thấp để làm chậm hoặc làm ngừng tiến triển của bệnh.
Thể mới mắc và thể thông thường: Sử dụng các thuốc DMARDs kinh điển methotrexat khởi đầu 10 mg một lần mỗi tuần. Kết hợp: methotrexat với sulfasalazin hoặc hydroxychloroquine nếu đơn trị liệu không hiệu quả.
Thể nặng: Kháng trị với các DMARDs kinh điển (không có đáp ứng sau 6 tháng) cần kết hợp với các thuốc sinh học (các DMARDs sinh học). 

Các điều trị phối hợp khác

Tập luyện, hướng dẫn vận động chống co rút gân, dính khớp, teo cơ. Khuyến khích tập ngay khi triệu chứng viêm thuyên giảm, tăng dần, tập nhiều lần trong ngày. Kết hợp với đó là phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, tắm suối khoáng, phẫu thuật chỉnh hình (cắt xương sửa trục, thay khớp nhân tạo khi có chỉ định).

2. Hiện tượng thoái hóa khớp

Nguyên nhân gây ra hiện tượng thoái hóa khớp

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh thoái hóa khớp, trong đó yếu tố chính của bệnh đó là sự thoái hóa của sụn khớp. Như chia sẻ trên đây, sụn khớp có chức năng bảo vệ các đầu khớp, giúp giảm ma sát, khiến cho các khớp khi vận động không va chạm với nhau và trượt lên nhau một cách trơn tru. Một khi sụn khớp bị tổn thương, sẽ khiến các xương dưới sụn va chạm với nhau, dẫn đến sưng, gây cảm giác đau và giảm khả năng vận động.

Thoái hóa sụn khớp chủ yếu là do sự suy giảm chức năng vận động ở tuổi già, do béo phì, thói quen lười vận động, hoạt động sai tư thế, người bệnh sau khi bị chấn thương... 

Cách phòng ngừa và hỗ trợ điều trị hiện tượng thoái hóa khớp

  • Để phòng ngừa thoái hóa khớp cũng như hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, người bệnh cần xây dựng cho bản thân lối sống sinh hoạt và chế độ ăn uống khoa học. 
  • Làm việc và vận động đúng tư thế: Tránh thực hiện các động tác quá mạnh một cách đột ngột, dễ gây tổn thương đến khớp. Trong lao động nên mang giày bảo hộ, mặc đồ bảo hộ, để hạn chế nguy cơ chấn thương khớp.
  • Duy trì cân nặng ở mức độ hợp lý: Béo phì làm gia tăng áp lực lên hệ thống dây chằng và xương khớp, tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp. Vì thế, hãy duy trì cân nặng ở mức độ hợp lý bằng những phương pháp giảm cân khoa học.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho xương và sụn khớp bằng các loại thực phẩm giàu glucosamine, chondroitin, omega-3, vitamin,...
  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao: Tập luyện thể thao với cường độ khoa học, phù hợp với thể trạng, giúp tăng cường sự dẻo dai và độ chắc khỏe của xương khớp. Đồng thời, ngăn ngừa tình trạng khớp bị co cứng, ảnh hưởng đến vận động. 
  • Trong trường hợp đau nhẹ, bạn có thể áp dụng các biện pháp đơn giản như chườm lạnh hoặc dùng miếng dán cao nóng, để giảm thiểu triệu chứng viêm và tình trạng cứng khớp. 
  • Trong trường hợp đau nặng, phương pháp hiệu quả để điều trị căn bệnh này chính là vật lý trị liệu kết hợp với việc sử dụng thuốc giảm đau kháng viêm nhóm phi steroid.

3. Đau thần kinh tọa

Nhận biết và điều trị đau thần kinh tọa

Biểu hiện đau dây thần kinh tọa đầu tiên là đau tại cột sống thắt lưng. Sau đó lan tới mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài và tận ở các ngón chân. Bạn có thể cảm thấy sự khó chịu ở hầu hết mọi nơi dọc theo đường thần kinh, nhưng nó đặc biệt có khả năng đi theo một con đường từ lưng thấp đến mông và mặt sau đùi và bắp chân của bạn.

Cơn đau ở nhiều mức độ khác nhau, có thể từ đau nhẹ đến đau nhói hoặc đau dữ dội. Cũng có trường hợp cảm thấy như một cú điện giật. Tồi tệ hơn là khi bạn ho hoặc hắt hơi, ngồi lâu cũng làm các triệu chứng biểu hiện khó chịu hơn.Thông thường chỉ có một bên cơ thể của bạn bị ảnh hưởng.
Một số người bị đau thần kinh tọa cũng có biểu hiện tê, ngứa ran hoặc yếu cơ ở chân hoặc bàn chân bị ảnh hưởng. 

Biện pháp phòng ngừa

Đau dây thần kinh tọa gặp nhiều ở những người thường xuyên phải mang, vác nặng hoặc tài xế, nhân viên văn phòng. Những người trong độ tuổi trung niên cũng dễ mắc căn bệnh này hơn những người trẻ. Vậy, để giảm thiểu khả năng mắc đau thần kinh tọa, chúng ta cần làm gì.

Luyện tập thể dục đều đặn

Luyện tập thể dục thể thao không chỉ nâng cao sức khỏe, cải thiện hoạt động của cơ bắp mà đây còn là phương thức hiệu quả để phòng ngừa đau dây thần kinh tọa. 




Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

6 điều kiêng kỵ khi sử dụng Đông trùng hạ thảo

"Khớp đớp vào tim" nghĩa là gì ?

Nguy cơ bùng phát dịch trở lại, bạn và người thân đã có phương án bảo vệ mình chưa?