"Khớp đớp vào tim" nghĩa là gì ?
Chúng ta vẫn thường nghe câu truyền miệng “Khớp đớp vào tim”. Thực tế cho thấy, bệnh tim mạch đứng đầu danh sách trong số các biến chứng nghiêm trọng mà người mắc viêm khớp dạng thấp phải gánh chịu. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng chúng tôi tham khảo nhanh những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây.
"Khớp đớp vào tim" nghĩa là gì ?
“Khớp đớp vào tim” là đang nói về căn bệnh thấp khớp, có làm tổn thương đến nhiều bộ phận, trong đó có tim.
Bệnh hay gặp ở trẻ em, trong độ tuổi từ 6 - 15 tuổi. Nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm một loại vi khuẩn tên là liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A thường cư trú ở vùng hầu họng. Và viêm họng là biểu hiện ban đầu. Sau 2 đến 4 tuần, bắt đầu xuất hiện triệu chứng viêm các khớp không đối xứng và di chuyển từ khớp này sang khớp khác.
Trẻ bị thấp khớp thường bị tổn thương ở tim, phổ biến là bị viêm các bộ phận như cơ tim, màng trong hoặc màng ngoài tim, nặng hơn có thể gây suy tim cấp và mạn tính.
Trong khi biểu hiện ở khớp thường khỏi nhanh, khỏi hoàn toàn thì biểu hiện ở tim thường nặng nề, hay để lại các di chứng nguy hiểm như hẹp hở van hai lá, van ba lá, van động mạch chủ...
Giải pháp nào cho việc phòng bệnh xương khớp?
Uống đủ nước mỗi ngày
Bạn có biết trong thành phần của sụn, nước chiếm đến hơn 70%, nhằm duy trì sự trơn tu giữa 2 đầu xương. Việc mất nước sẽ khiến chức năng của sụn bị suy giảm, thoái hóa, dẫn đến viêm khớp. Vậy nên, hãy đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày để sụn chắc khỏe.
Tránh tiếp xúc với không khí lạnh hoặc ẩm thấp
Cơ thể thường xuyên bị nhiễm lạnh hoặc sống trong môi trường ẩm thấp là nguyên nhân phổ biến dẫn đến viêm khớp dạng thấp. Do đó, để phòng ngừa khỏi nguy cơ mắc bệnh, cần giữ ấm cơ thể, đặc biệt là bàn tay và bàn chân. Đồng thời, hạn chế tối đa việc sống trong môi trường ẩm thấp.
Chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao
Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên rất tốt cho cơ thể, đặc biệt với hệ cơ xương khớp. Một số môn thể thao được khuyến khích chơi như đi bộ, yoga, bơi lội...
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Vitamin C, E, canxi là những thành phần quan trọng giúp bạn phòng tránh các bệnh về xương khớp. Bạn có thể bổ sung các dưỡng chất này thông qua bữa ăn hàng ngày với các thực phẩm như: Tôm, cua, sò, sữa, súp lơ, cam, dâu tây, rau cải, đu đủ, hạt dẻ, hạnh nhân, đậu phộng...
Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế ăn tới mức tối đa những loại thực phẩm có hại cho xương khớp như: thực phẩm giàu hàm lượng chất béo, chất đường, thực phẩm chứa nhiều muối, giàu chất bảo quản, phẩm màu…
Sử dụng các khớp lớn trong mang vác nặng
Khi nâng hay xách đồ nặng, bạn cần chú ý sử dụng lực cơ của các khớp lớn như ở tay là khớp vai, khớp khuỷu; ở chân là khớp háng, khớp gối. Khéo léo sử dụng nguyên tắc đòn bẩy ở những khớp lớn để tránh làm tổn thương các khớp nhỏ như cổ tay, cổ chân, bàn tay, bàn chân.
Nên thường xuyên thay đổi các tư thế sinh hoạt. Tránh nằm lâu, ngồi lâu, đứng lâu một chỗ vì sẽ làm ứ trệ tuần hoàn và gây cứng khớp. Có thể đây là yếu tố chính yếu gây ra thoái hóa khớp do nghề nghiệp, nhất là ở những người lao động trí óc.
Giữ tư thế cơ thể luôn thẳng
Tư thế tốt sẽ giúp bảo vệ các khớp tránh sự đè ép không cân đối. Ở tư thế thẳng sinh lý, diện tích tiếp xúc giữa hai mặt khớp sẽ đạt mức tối đa, vì thế lực đè ép sẽ tối thiểu. Hơn nữa, khi đó sẽ có sự cân bằng lực giữa các dây chằng và cơ bắp quanh khớp, giúp giảm bớt nhiều nhất lực đè ép lên hai mặt sụn khớp.
Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ xương khớp
Cordyceps Xương Khớp của Dược thảo Mailands là dòng sản phẩm đầu tiên về Đông Trùng Hạ Thảo phòng chống và hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp. Bên cạnh việc sở hữu hàm lượng dược chất quý, có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp thì viên uống Cordyceps xương khớp còn chứa lượng dồi dào các vitamin, nguyên tố vi lượng, có tác dụng tăng cường sức đề kháng, nâng cao thể trạng.
Nhận xét
Đăng nhận xét