Bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính COPD là gì? Làm gì khi bị tắc nghẽn phổi mãn tinh

Theo WHO, Việt Nam cũng là nước có tỷ lệ COPD rất cao. Cũng theo tổ chức Y tế thế giới, ước tính tần suất COPD trung bình và nặng của người Việt Nam trên 35 tuổi là 6,7%, cao nhất ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Vậy làm thế nào để phòng ngừa và điều trị hiệu quả khi bị phổi tắc nghẽn mãn tính? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thêm nhiều thông tin hữu ích về bệnh lý này.

Đông trùng hạ thảo bổ gan, phổi
Làm sao để nhận biết mình bị phổi tắc nghẽn mãn tính?
Khi bị phổi tắc nghẽn mãn tính điều trị như thế nào ?

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là gì?

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là một dạng bệnh lý liên quan đến đường hô hấp thường gặp, gây khó thở vì đường thở bị hẹp lại so với bình thường. 
Bệnh phổi mạn tính nếu không phát hiện kịp thời sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Để lâu, khiến bệnh nhân khó thở nhiều hơn, có thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong.

Nguyên nhân gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là do hút thuốc lá. Theo GOLD 2019, hút thuốc và hít phải khói thuốc lâu dài gây nguy cơ cao 80-90% mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Ngoài ra, còn một số yếu tố gây bệnh khác như:

Làm sao để nhận biết mình bị phổi tắc nghẽn mãn tính?

Những triệu chứng nhận biết ban đầu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em khi bị phổi tắc nghẽn mãn tính:
  • Ho mãn tính, kéo dài.
  • Ho có đờm, đờm có màu trắng, vàng xám, xanh lá cây, trong một số trường hợp còn có thể thấy máu.
  • Cúm, cảm lạnh dai dẳng.
  • Đau ngực.
  • Thở khò khè, mệt mỏi; nặng hơn là khó hơn đến mức không thể nói chuyện.
  • Sốt nhẹ và có cảm giác ớn lạnh.
  • Móng tay, chân hoặc môi người bệnh chuyển màu xanh, màu xám – Đây là triệu chứng nặng của bệnh, chứng tỏ nồng độ oxy trong máu thấp.
  • Nhịp tim nhanh.
  • Có tình trạng rơi vào trạng thái lơ mơ.

Khi bị phổi tắc nghẽn mãn tính điều trị như thế nào ?

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính không thể chữa khỏi hoàn toàn. Thế nhưng, bạn cũng đừng vội bi quan vì nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể điều trị, phòng ngừa bệnh phát triển một cách hiệu quả. 

Hiện nay, có 2 phương pháp điều trị được áp dụng phổ thông, bao gồm:
Sử dụng thuốc giãn phế quản: Giúp người bệnh thở dễ dàng, cải thiện triệu chứng
Phẫu thuật: Khi dùng thuốc mà không có hiệu quả thì phẫu thuật là phương pháp điều trị cuối cùng cho người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Bên cạnh đó, tập luyện thể thao thường xuyên và ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng cũng góp phần quan trọng để cải thiện các triệu chứng của COPD.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có chữa được không?

Hiện nay bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính chưa được chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên nếu bị chẩn đoán COPD không phải là chấm dứt mọi hy vọng. Vì hầu hết mọi người đều có các dạng bệnh nhẹ mà ít cần điều trị ngoài việc cai thuốc lá. Ngay cả đối với các giai đoạn tiến triển hơn của bệnh, liệu pháp hiệu quả có sẵn có thể kiểm soát các triệu chứng, giảm nguy cơ biến chứng trầm trọng và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Bước thiết yếu nhất trong mọi kế hoạch điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là ngừng hút thuốc. Đó là cách duy nhất để giữ cho COPD không trở nên tồi tệ hơn. Nhưng bỏ thuốc lá là không dễ và việc này có vẻ nan giải nếu bạn đã từng cố gắng bỏ thuốc và không thành công. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn về các sản phẩm thay thế nicotine và thuốc hỗ trợ cai thuốc lá, cũng như cách xử lý tái phát.

Điều trị nội khoa: Thuốc giãn phế quản là loại thuốc giúp giãn các cơ của đường thở, mở rộng đường thở để bạn có thể thở dễ dàng hơn. Glucocorticosteroid có thể được bác sĩ kê thêm vào để giảm viêm ở đường thở. Để giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác, hãy hỏi bác sĩ nếu bạn muốn tiêm phòng cúm hàng năm, vắc-xin phế cầu khuẩn và ho gà.



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

6 điều kiêng kỵ khi sử dụng Đông trùng hạ thảo

"Khớp đớp vào tim" nghĩa là gì ?

Nguy cơ bùng phát dịch trở lại, bạn và người thân đã có phương án bảo vệ mình chưa?